Tai biến mạch máu não ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn cả ở những người trẻ. Di chứng tai biến mạch máu não gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nội dung
Bạn biết gì về tai biến mạch máu não?
Tai biến mạch máu não (còn có tên gọi khác là đột quỵ) xảy ra khi não không được cung cấp đủ lượng máu một cách đột ngột do bị tắc nghẽn hay vỡ mạch máu. Khi não bị thiếu máu, các cơ quan và vùng cơ được điều khiển bởi vùng não sẽ không thể hoạt động trong thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài, khiến người bệnh bị tê liệt, không nói được, suy giảm nhận thức,… tệ nhất có thể là tử vong.
Tai biến mạch máu não được ví như căn bệnh “tử thần”, gây ra nhiều di chứng cho người bệnh, thậm chí là tử vong
Nếu bị tai biến ở mức nhẹ thì các dấu hiệu có thể biến mất chỉ sau vài phút hoặc vài giờ và không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người thường có thái độ chủ quan, coi nhẹ bệnh nên không có biện pháp điều trị kịp thời. Điều này khiến cho nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm tăng cao. Dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng các di chứng tai biến mạch máu não vẫn rất nặng nền và khó phục hồi.
Các di chứng tai biến mạch máu não phổ biến
Dưới đây là 5 di chứng của tai biến mạch máu não thường gặp nhất hiện nay. Các di chứng này có thể gây ra các khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn cho người bệnh, tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu máu và vị trí bị ảnh hưởng.
Liệt vận động
Bệnh nhân bị mất khả năng vận động của một phần cơ bắp (một bên mặt, một cánh tay, một số cơ nhất định,…) hoặc liệt nửa người. Để khắc phục di chứng này, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu, kết hợp với vận động nhẹ như đi bộ, ăn uống, tự mặc quần áo,…
Rối loạn ngôn ngữ
Di chứng của tai biến mạch máu não còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ ở trong miệng và cổ họng của bệnh nhân. Từ đó khiến cho bệnh nhân gặp các khó khăn khi giao tiếp, nói chuyện khó nghe, bị biến đổi âm điệu, khó nuốt hoặc cũng có thể mắc các rối loạn về ngôn ngữ như hiểu lời nói, đọc, viết.

Các biện pháp trị liệu liên quan đến ngôn ngữ học có thể giúp bệnh nhân cải thiện các di chứng tai biến mạch máu não này. Người chăm sóc bệnh nhân bị tai biến cũng cần hỗ trợ, giúp bệnh nhân học lại kỹ năng giao tiếp để sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.
Suy giảm nhận thức
Một di chứng của tai biến mạch máu não khác cũng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bệnh nhân là suy giảm nhận thức. Đột quỵ khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, hay quên, đầu óc thường xuyên không được tỉnh táo, không thể định hướng được không gian và thời gian. Thậm chí, người bệnh còn có thể quên mất tên của người thân, gia đình hay không thể hiểu được lời nói của người khác.
Thời gian để điều trị và phục hồi khả năng nhận thức của bệnh nhân là rất lâu, cũng như rất khó để lấy lại được khả năng minh mẫn như ban đầu.
Trầm cảm, rối loạn cảm xúc
Bệnh nhân sau tai biến thường mất khả năng tự chăm sóc bản thân, nhất là những bệnh nhân bị liệt nửa người, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người thân. Bên cạnh đó, họ cũng rất hay bị khó ngủ, rối loạn trí nhớ, không thể tham gia các hoạt động như bình thường. Điều này khiến cho bệnh nhân dễ bị tự ti, trầm cảm, thường xuyên xúc động hay cáu gắt.

Để khắc phục di chứng này, bạn có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, đây cũng không phải là biển pháp hữu hiệu nhất. Thay vào đó, hãy để bệnh nhân được tham gia vào các hoạt động sinh tại câu lạc bộ tai biến để họ được kết bạn và nhận sự chia sẻ của những người có cùng hoàn cảnh.
Rối loạn tiểu tiện
Các di chứng tai biến mạch máu não như suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc kết hợp với rối loạn cơ vòng khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý, giúp đỡ bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm.
Bạn cũng có thể sử dụng các vật dụng hỗ trợ cho người bệnh tai biến bị rối loạn tiêu hóa như tấm lót chống thấm SunMate. Với thiết kế bề mặt mềm mại, có khả năng thấm hút tốt, màng đáy PE chống tràn, ngăn tuyệt đối chất lỏng rò rỉ ra ngoài, tấm lót SunMate giúp cho giường, ghế của bệnh nhân luôn sạch sẽ, không xuất hiện mùi hôi, nấm mốc,…

Phục hồi chức năng, sớm quay trở lại cuộc sống sau tai biến
Tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian và biện pháp phục hồi các chức năng sau tai biến sẽ có sự khác nhau. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị mất vận động chân thì có thể thực hiện các khóa vật lý trị liệu, tập đi lại. Nếu bệnh nhân bị mất vận động cơ mặt thì có thể tập nói, tập ăn uống,…
Trong trường hợp bệnh nhân bị liệt (một bộ phận hoặc liệt nửa người) thì các bài tập sẽ khó và mất nhiều thời gian hơn, cần thực hiện phục hồi chức năng tại bệnh viện, kết hợp với điều trị tại nhà để mang lại kết quả khả quan.
Một số bài tập tại nhà để điều trị di chứng tai biến mạch máu não mà bạn có thể hỗ trợ cho người bệnh như:
- Bài tập chân: Để bệnh nhân ngồi trên ghế, cố gắng đưa chân lên song song với sàn rồi hạ xuống từ từ. Thực hiện động tác tương tự với chân còn lại. Lặp lại bài tập khoảng 10 lần với mỗi bên chân.
- Bài tập xoay người: Để bệnh nhân ngồi thẳng, tay phải đặt vào phía bên ngoài của đùi trái. Sau đó từ từ xoay người sang bên trái. Thực hiện tương tự với bên còn lại, mỗi bên lặp lại 15 lần.

- Bài tập co gối: Người bệnh nằm ngửa ra giường, hai chân duỗi thẳng. Sau đó, từ từ co một chân lên, dùng hai tay để kéo chân về phía ngực và giữ nguyên trong 10 giây rồi duỗi chân về lại tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với chân còn lại, mỗi chân tập khoảng 15 lần.
- Bài tập cánh tay, cổ tay: Người bệnh thực hiện các động tác phục đơn giản để hồi chức năng cánh tay sau tai biến như tập mở/đóng cửa tủ lạnh, ngăn kéo, nâng/hạ những vật nhẹ, bật/tắt công tắc,…
- Bài tập vai: Đặt một vật bất kỳ lên bàn (có thể là cốc nước, chai nước). Sau đó, từ từ duỗi thẳng cánh tay hết mức để với lấy vật dụng. Lặp lại động tác khoảng 5 lần, có thể nâng dần độ khó của bài tập bằng cách đặt vật dụng xa hơn.
Các di chứng tai biến mạch máu não gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn cần hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình tập luyện, phục hồi chức năng sau tai biến để sớm quay trở lại cuộc sống, cũng như giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh lẫn gia đình.